Tứ vật thang - Bổ huyết thánh dược
Y học cổ truyền và chữ " tứ" có một mối duyên gắn bó, không ít bài thuốc kinh điển nổi tiếng đều cấu tạo bởi bốn vị thuốc và có chữ "tứ" đứng đầu. Ví dụ như " Tứ quân tử thang", "Tứ nghịch thang", "Tứ vật thang",...
Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một phương thuốc trong "Tứ tự bối" ấy - đó là Tứ vật thang – Bài thuốc cổ phương có lịch sử hơn 1000 năm tuổi, được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất bổ huyết phương.
Tứ vật thang – Bổ huyết thánh dược
Lịch sử ra đời của Tứ vật thang, có người cho rằng bài thuốc ra đời trong tác phẩm "Tiên thuật lý phương tục đoạn mật phương" của tác giả Lận Đạo Nhân đời cuối nhà Đường. Thế nhưng, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, Tứ vật thang bắt nguồn từ cuốn "Kim quỹ yếu lược" của y gia Trương Trọng Cảnh thời Đông Hán. Lý do là vì y gia Trương Trọng Cảnh sớm đã nhắc đến bài thuốc Giao ngải thang. Qua so sánh, chúng ta đều thấy rằng, Trong Giao ngải thang có thành phần Tứ vật thang gia thêm 2 vị là A giao và Ngải diệp. Nhưng về tên gọi Tứ vật thang mà ngày nay chúng ta thấy được ghi nhận đầu tiên trong tác phẩm "Tiên thuật".
Trong bài Giao ngải thang của Trương Trọng Cảnh, tác dụng chính mà tác giả muốn sử dụng là Bổ huyết chuyên về các bệnh lý phụ khoa, nữ khoa. Nhưng theo quan điểm của Lận Đạo Nhân, Tứ vật thang có tác dụng bổ huyết và cả bệnh ngoại khoa.
Đến thời Bắc Tống, y học phát triển vượt bậc, triều đình nhà Tống kêu gọi thu thập các bài thuốc quý trong nhân dân để viết thành tác phẩm phương dược điển đầu tiên "Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương". "Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương" ghi chép về Tứ vật thang là một bài thuốc bổ huyết toàn diện chứ không chỉ dừng lại ở ngoại khoa hay phụ khoa. Từ đó Tứ vật thang bước sang một giai đoạn lịch sử mới, và cái tên "bổ huyết thánh dược" cũng được bắt đầu từ đó.
Đạo quân thần trong bổ huyết thánh dược
Thuốc cổ phương là bài thuốc được cấu tạo từ nhiều vị thuốc quý khác nhau theo cấu trúc kinh điển của y học cổ truyền “Quân – Thần – Tá – Sứ”. Theo đói bài thuốc sẽ có các vị thuốc chính đóng vai trò làm Quân, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ thêm đóng vai trò làm Thần, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ tiêu trừ độc tính và tác dụng phụ của Quân dược là Tá. Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc đến cơ quan đích để điều trị bệnh làm Sứ. Có thể nói nhờ vào cấu trúc này mà bài thuốc cổ phương trở thành một cấu tạo hoàn chỉnh, mang lại tác dụng tốt nhất trong điều trị bệnh.
Bài thuốc cổ phương Tứ vật thang - được mệnh danh là bổ huyết thánh dược (Ảnh minh họa)
Các vị thuốc chính trong Tứ vật thang bao gồm đương quy, thục địa, bạch thược và xuyên khung.
Mỗi vị thuốc đều có điểm mạnh riêng của mình, công thủ kết hợp thành một bài thuốc hoàn hảo. Trong đó, thục địa – đóng vai trò là Quân - có tác dụng bổ thận bổ huyết, thúc đẩy quá trình tạo huyết; bạch thược – đóng vai trò là Tá - có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, liễm âm (Trong đông y, khí thuộc dương, huyết thuộc âm, liễm âm cũng có nghĩa là liễm huyết - ở đây liễm có nghĩa là thu lại, gom lại); đương quy – đóng vai trò là Thần - bổ huyết, hoạt huyết, theo nghiên cứu hiện đại, đương quy là vị thuốc rất giàu hàm lượng sắt và vitamin B12, có thể thúc đẩy hoạt hóa tế bào hồng cầu, thúc đẩy quá trình vận hành và lưu thông máu; xuyên khung – đóng vai trò là Sứ - có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, là vị thuốc hành khí trong huyết, làm cho huyết theo khí đi khắp toàn thân, từ đó tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể được thông suốt hơn. Khí huyết vận hành thông suốt, cơ thể mới có thể vận hành một cách bình thường, sức khỏe nhờ đó mới được đảm bảo.
Tứ vật thang có một tên gọi khác là "Nữ khoa thánh dược", chủ yếu dựa vào tác dụng bổ huyết, hoạt huyết đồng thời, thành phần trong bài thuốc là những vị thuốc chủ yếu có mặt trong hầu hết các đơn cơ bản để điều trị bệnh về "huyết". Trong đông y, nói đến "huyết” không chỉ được hiểu là huyết dịch, mà cần phải hiểu bao quát - đó là phần chứa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học, bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi Tứ vật thang được ứng dụng trong các bệnh lý như thiếu máu, chống tác hại do hóa chất- bức xạ, chống ngưng kết tiểu cầu, chống hình thành cục máu đông, chống tình trạng thiếu oxy của cơ thể, chống tác hại của các gốc tự do, ức chế tăng sinh u cục, điều tiết hoạt động của tử cung, điều tiết chức năng miễn dịch của cơ thể, bổ sung nguyên tố vi lượng, phospholipid, vitamin,...
Bổ huyết không kể nam hay nữ
Trên lâm sàng, Tứ vật thang thường dùng để điều trị chứng huyết hư, kinh nguyệt không đều,thống kinh ( đau bụng kinh), cụ thể như sau:
+ Người huyết hư, thể trạng thiên hàn: Tứ vật thang tính ấm, tác dụng ôn bổ, còn được gọi là "thánh dược bổ huyết", vì vậy phù hợp cho người bệnh huyết hư; đồng thời Tứ vật thang thiên về tính ôn ấm phù hợp với người có thể chất thiên hàn như chân tay lạnh, đều có thể dùng,
+ Người bệnh thể trạng huyết hư chủ yếu có biểu hiện là : đau đầu, chóng mặt, ngủ dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột dễ xuất hiện hoa mắt chóng mặt, tim đập mạnh và loạn nhịp, mất ngủ, hay mơ, lao động mệt mỏi dễ cảm thấy đau đầu, sợ lạnh, tay chân tê bì, da khô nứt nẻ vào mùa đông, móng tay móng chân nhạt màu, giòn dễ gãy, thường táo bón, sắc mặt trắng hoặc vàng úa, môi - lưỡi trắng nhạt, mạch tế vô lực, nữ kinh nguyệt ít hoặc kéo dài.
Bàn về tác dụng và đối tượng dùng Tứ vật thang, nhiều người thường được cho rằng chỉ dành riêng cho nữ giới, đây là một trong những nhận thức sai lầm cơ bản. Nên hay không nên sử dụng Tứ vật thang, chủ yếu phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh, xem thể trạng ra sao. Nam giới hoàn toàn có thể mắc chứng huyết hư, đối với nam giới có các triệu chứng như đã kể trên có thể dùng Tứ vật thang để điều trị. "Huyết” không chỉ được hiểu là huyết dịch, mà cần phải hiểu bao quát - đó là phần chứa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Linh hoạt sử dụng để có công năng điều trị tốt nhất
Tứ vật thang có thể hỗ trợ cải thiện khí sắc của cơ thể, cải thiện khí huyết vận hành không lưu lợi. Dùng với tác dụng điều hòa cơ thể có thể dùng kéo dài 2-3 đợt. Với nữ giới sau kì kinh thể trạng hư nhược dùng Tứ vật thang là rất thích hợp.
Trên lâm sàng, Tứ vật thang được sử dụng rất linh hoạt, chỉ cần điều chỉnh tỉ lệ của 4 vị thuốc, bài thuốc sẽ phát huy những công dụng khác nhau. Ví dụ, nếu tăng liều thục địa, đương quy, giảm liều xuyên khung, đây sẽ là bài thuốc bổ huyết tuyệt vời. Nếu giảm liều đương quy, xuyên khung, bài thuốc được ứng dụng để hỗ trợ an thai rất tốt. Giảm liều bạch thược, có tác dụng điều trị kinh nguyệt lượng ít, huyết ứ trệ không thông.
Thêm vào đó, ngoài bài thuốc 'mẹ" là Tứ vật thang, còn có thêm rất nhiều các bài thuốc "con" gia giảm từ bài thuốc 'mẹ" mà thành. Ví dụ như Đào hồng tứ vật thang, Tứ vật thang gia A giao ngải diệp, Tứ vật thang gia Tứ quân tử thang....
Đông dược Phúc Hưng qua quá trình nhiều năm nghiên cứu đã cho ra đời sản phẩm Hoạt huyết thông mạch P/H. Đây cũng được coi là một bài thuốc 'con" sinh ra từ bài thuốc mẹ Tứ vật thang với thành phần chính từ bài Tứ vật thang (Thục địa, xuyên khung, đương quy, bạch thược) gia thêm 2 vị thuốc là Ngưu tất và ích mẫu.
Hoạt huyết thông mạch P/H - Thuốc bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch dành cho mọi độ tuổi (Ảnh minh họa)
Ngưu tất là vị thuốc vị đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông mạch tán huyết ứ, dẫn huyết đi xuống, bổ can thận, cường gân cốt. Theo nghiên cứu hiện đại Ngưu tất còn có tác dụng điều hòa huyết áp và kháng viêm nhất định.
Ích mẫu được biết đến là một vị thuốc đầu bảng trong hoạt huyết điều hòa kinh nguyệt trong phái nữ. Không chỉ vậy theo y học cổ truyền, Ích mẫu không những có tác dụng hành huyết ứ mà còn có khả năng sinh huyết mới. Bài thuốc với sự kết hợp của "Tứ vật thang" cùng Ngưu Tất, Ích mẫu không những bổ huyết mà còn hoạt huyết toàn thân, sinh huyết và điều hòa huyết dịch toàn cơ thể.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165132 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66992 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46413 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30857 lượt xem )