Tô Tử Giáng Khí Thang điều trị các triệu chứng hen suyễn ban đêm giai đoạn không cấp tính ở trẻ
Tác giả: La Quang Lượng – Khoa hô hấp Nhi bệnh viện Trung y Thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu, Trung Quốc - Năm 2002
Các triệu chứng hen suyễn ban đêm thường là ho, tức ngực, ngạt mũi, khò khè, khó thở. Các triệu chứng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại dai dẳng, lâu khỏi. Dưới đây là nghiên cứu ứng dụng bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang gia giảm điều trị các triệu chứng hen suyễn về đêm ngoài giai đoạn cấp tính ở trẻ.
Cụ thể như sau:
I. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
1. Tư liệu
78 case lâm sàng từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 11 năm 2000 điều trị tại khoa hô hấp nhi Bệnh viện trung y dược thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu, Trung Quốc.
Các case lâm sàng được lựa chọn đều phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở trẻ của hiệp hội Hô Hấp Trung Quốc. Trong 78 case lâm sàng có 46 nam, 32 nữ, độ tuổi từ 3-4 tuổi (12 case), 5-6 tuổi (38 case), trên 7 tuổi (28 case).
2. Triệu chứng và tình trạng bệnh
Dựa theo phân độ của “Các chiến lược toàn cầu về kiểm soát và phòng ngừa hen phế quản” năm 1995, độ 1 (bệnh tái phát không liên tục) 42 case, độ 2 (bệnh tái phát thường xuyên mức độ nhẹ) 24 case, độ 3 (bệnh tái phát thường xuyên mức độ trung bình) 12 case.
Triệu chứng ho có đờm 45 case, ho khan 33 case, tức ngực 68 case, ngạt mũi 24 case, ngứa mũi 29 case, trẻ chậm phát triển 34 case, ra mồ hôi trộm 13 case, táo bón 31 case, đầu lưỡi đỏ mà khô 26 case, rêu lưỡi dính 42 case.
3. Phương pháp điều trị
Nhóm nghiên cứu sử dụng bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang gia giảm: tổ tử 6g, pháp bán hạ 8g, tiền hồ 8g, hậu phác 8g, đương quy 6g, nhục quế 6g, cam thảo 6g, bạch thược 10g. Cách dùng: đơn thuốc trên sắc nước đầu uống trước khi đi ngủ, nước 2 uống sau khi ngủ dậy, uống liên tục trong 7 ngày, trong thời gian này trẻ không sử dụng thêm các thuốc khác điều trị hen phế quản.
Nhóm đối chiếu sử dụng bình xịt terbutaline sulfat và pulmicord, hít 1-2 lần trong 7 ngày.
Đo vận tốc thở tối đa (PEF) hàng ngày buổi sáng cho trẻ 5 tuổi trở lên ở cả 2 nhóm.
Nhóm đối chiếu sử dụng bình xịt terbutaline sulfat và pulmicord, hít 1-2 lần trong 7 ngày (Ảnh minh họa)
4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị
Khống chế hoàn toàn: các triệu chứng cơ năng, thực thể hết hoàn toàn
Có hiệu quả: Các triệu chứng đều giảm nhẹ ( bệnh mức độ 3 chuyển về độ 2, độ 2 chuyển về độ 1)
Không có hiệu quả: Các triệu chứng cơ năng, thực thể hoàn toàn không cải thiện hoặc tăng nặng.
II. Kết quả nghiên cứu
Bảng so sánh hiệu quả điều trị của 2 nhóm theo tỉ lệ % như sau:
Nhóm |
n |
Khống chế hoàn toàn |
Có hiệu quả |
Không có hiệu quả |
Tổng tỉ lệ % có hiệu quả điều trị |
Nhóm nghiên cứu |
50 |
34 (68,0%) |
11 (22,0%) |
5 (10,0%) |
90%
|
Nhóm đối chiếu |
28 |
11 (39,3%) |
9 (32,1%) |
8 (28,6%) |
71,4% |
Bảng so sánh cải thiện vận tốc thở tối đa PEF trước và sau của 2 nhóm:
Nhóm |
n |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Nhóm nghiên cứu |
36 |
178±19,3 |
246±23,2 |
Nhóm đối chiếu |
16 |
176±20,2 |
215±23,6 |
Qua 2 bảng so sánh trên, có thể nhận thấy sự cải thiện về tổng tỉ lệ % hiệu quả, tỷ lệ kiểm soát lâm sàng và sự cải thiện chức năng hô hấp thông qua sự cải thiện chỉ số PEF (vận tốc thở tối đa) của trẻ ở nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chiếu.
III. Thảo luận
Hen suyễn ban đêm ở trẻ thường là tình trạng diễn tiến lâu ngày, dai dẳng không dứt điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có hơn 64% trẻ mắc bệnh trên 3 năm. Nguyên nhân do đàm ẩm lưu trú lâu ngày trong đường hô hấp của trẻ, dẫn đến bệnh tái đi tái lại gây hao tổn chính khí của trẻ.
Theo Đông y, trẻ thường là biểu hiện của hư (tạng phủ cơ thể suy kém) và thực (các yếu tố bên ngoài xâm nhập gây bệnh) thác tạp. Trong 78 case lâm sàng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu, có 50% số trẻ chậm phát triển hơn độ tuổi, điều này chứng tỏ có sự suy giảm chức năng của tạng thận (theo Đông y). Bệnh thường khởi phát về đêm, thời điểm này âm thịnh, dương suy. Hư dương bốc lên, khí thuộc dương nghịch lên trên không giáng xuống được, lại kết hợp với đàm đang lưu trú sẵn ở phế, khí nghịch và đàm kết hợp gây ho, suyễn tức ngực. Từ xưa trong cuống Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: ”Suyễn về đêm nguyên nhân bắt nguồn từ thận, bệnh theo kinh thiếu âm đi lên phế gây nên suyễn”.
Nghiên cứu này sử dụng bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang gia giảm để điều trị cho trẻ. Trong phương, tô tử giáng khí bình suyễn, hậu phác, bán hạ, tiền hồ vừa trừ đàm, giảm ho, vừa giúp tô tử giáng khí đi xuống. Đương quy hoạt huyết thông kinh mạch, bạch thược nhuận táo giảm co thắt, nhục quế dẫn hoả quy nguyên, ôn thận trợ dương điều trị vào gốc thận. Nguyên gốc Tô tử giáng khí thang trong cuốn "Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương" để điều trị chứng suyễn gây tức ngực, bụng đầy chướng. Trong cuốn "Cổ kim y giám" dùng để điều trị chứng suyễn do thượng thực, hạ hư (dưới thận suy, trên phế thực háo suyễn), biểu hiện lưỡi khô, đại tiện thiên táo do hư hoả bốc lên thiêu đốt tân dịch. Phương thuốc điều trị triệu chứng (ngọn) là giáng khí, trừ đàm; điều trị từ gốc là trị bệnh từ thận, ôn ấm thận để dẫn hoả quy nguyên.
Qua nghiên cứu cho thấy, trẻ hen suyễn về đêm (không trong giai đoạn cấp) được điều trị bằng đơn dự phòng thông thường gồm bình xịt terbutaline sulfat và pulmicord trong thời gian 7 ngày, tỉ lệ đem lại hiệu quả có phần hạn chế hơn so với các trẻ được điều trị bằng Tô tử giáng khí thang. Các trẻ nhóm nghiên cứu có sự cải thiện đáng kể hơn hơn cả về các triệu chứng lâm sàng và cải thiện chức năng hô hấp thông qua chỉ số PEF. Qua đây có thể thấy việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị hen suyễn ở trẻ là cần thiết, các phương pháp hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau để nâng cao chất lượng điều trị, đem lại nhiều cơ hội phục hồi hơn cho bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt ở đối tượng trẻ em đang trong giai đoạn phát triển toàn diện.
Thuốc hen Phúc Hưng là sản phẩm mới của Đông dược Phúc Hưng được bào chế theo bài thuốc Tô tử giáng khí thang. Thuốc có mặt tại các hiệu thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc từ ngày 1/8/2023. Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép. Thuốc có số đăng ký TCT-00118-23 do Bộ Y tế cấp.
Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165228 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67066 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46698 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36591 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31120 lượt xem )