Quy Tỳ Thang ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tinh thần như thế nào?
Một phương thuốc cơ bản trong y học cổ truyền để điều trị khí huyết kém (khí huyết khuy hư) với các triệu chứng hồi hộp trống ngực, mất ngủ, sắc mặt kém tươi nhuận, ăn uống không ngon miệng… chính là Quy tỳ thang. Đây cũng là một phương thuốc được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng trong nhiều các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh.
Quy tỳ thang – Phương thuốc cổ 1000 năm tuổi
Quy tỳ thang ra đời từ thời đại nhà Tống (Trung Quốc) được biết đến lần đầu trong cuốn “Tế Sinh Phương". Quy tỳ thang bao gồm các vị thuốc nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh, long nhãn nhục, toan táo nhân,… với tên gọi đầu tiên là Tế Sinh Thận Khí Hoàn.
Sau đó đến thời kỳ nhà Minh, viện trưởng thái y viện là Nhậm thái y mới cải tiến, gia thêm 2 vị thuốc là đương quy và viễn chí, đồng thời đổi tên bài thuốc thành Quy Tỳ Thang. Thay đổi này đưa bài thuốc từ tác dụng Kiện tỳ bổ thận thành một bài thuốc chuyên về Kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết, an thần.
Quy tỳ thang có công năng chủ trị: Ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm.
Chủ trị trong các trường hợp:
- Chứng tâm tỳ khí huyết lưỡng hư, biểu hiện: hồi hộp trống ngực, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, hay ra mồ hôi trộm, người mệt mỏi, ăn uống kém, sắc mặt kém tươi nhuận, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược.
- Ngoài ra, Quy tỳ thang còn điều trị chứng tỳ hư không khống chế được huyết dịch dẫn đến huyết dịch thoát ra khỏi lòng mạch , cụ thể là triệu chứng đại tiện ra máu, ban xuất huyết dưới da, băng huyết, kinh nguyệt đến sớm, kinh nguyệt lượng nhiều sắc nhợt hoặc rong kinh, chất lưỡi nhợt, mạch vi nhược.
Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc Quy tỳ thang
Quy tỳ thang là một bài thuốc kinh điển có tác dụng ích khí dưỡng huyết, bài thuốc cổ phương này ứng dụng ở nhiều chuyên khoa lâm sàng khác nhau:
- Loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích trong chuyên khoa tiêu hoá;
- Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim trong chuyên khoa tim mạch;
- Kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm phụ khoa, vô sinh hiếm muộn,…trong chuyên khoa phụ sản.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát, thiếu máu trong chuyên khoa huyết học;
- Xuất tinh sớm, suy nhược sinh dục sớm ở nam trong chuyên nghành nam khoa;
- Đặc biệt trong chuyên khoa tâm thần kinh, Quy Tỳ Thang được ứng dụng rất rộng, đối với các bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, tiền đình.
Quy Tỳ Thang ứng dụng trong điều trị các bệnh lý tâm thần kinh
Nghiên cứu hiện đại cho thấy Quy tỳ thang còn có thể kích thích các dây thần kinh cholinergic hoạt động kém ở động vật già, chính vì vậy bài thuốc này còn được ứng dụng để cải thiện trí nhớ và độ tập trung trong học tập và làm việc, điều hoà chức năng thần kinh trung ương nên được ứng dụng nhiều trong chuyên khoa tâm thần kinh. Một số bệnh lý phổ biến thường được chỉ định điều trị bằng Quy tỳ thang bao gồm:
1. Rối loạn lo âu – Trầm cảm
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên lâm sàng, đặc trưng bởi tam chứng “tinh thần – cảm xúc đi xuống, tư duy trì hoãn, ý chí không vững – do dự thiếu quyết đoán -thấp thỏm lo âu”.
Đông y cho rằng rối loạn lo âu – trầm cảm thuộc phạm vi của tình chí, có liên quan mật thiết tới tạng Tâm, chức năng của tạng Tâm bị rối loạn dẫn đến tinh thần, cảm xúc thay đổi, từ đó dẫn đến trầm cảm.
Trên lâm sàng dùng pháp điều trị “Kiện tỳ dưỡng tâm, an thần” để điều trị trầm cảm, u uất thể tâm tỳ khí huyết lưỡng hư đem lại hiệu quả rất rõ rệt. Phương thuốc tiêu biểu để điều trị chứng Tâm tỳ khí huyết lưỡng hư, không đâu khác chính là bài Quy Tỳ Thang, bài thuốc vừa bổ ích tâm tỳ, vừa dưỡng huyết an thần.
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, dùng Quy Tỳ Thang kết hợp với thuốc chống trầm cảm đem lại hiệu quả cao vượt trội. Đối với những bệnh nhân trầm cảm có bệnh lý nền tim mạch, Quy Tỳ Thang vừa có thể cải thiện tâm lý, vừa ổn định huyết áp, hiệu quả lên đến 79,5%.
2. Mất ngủ
Trong cuộc sống hiện đại, áp lực công việc, áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng, dẫn đến rất nhiều người phải thay đổi thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, tinh thần không thoải mái, căng thẳng liên tục trong thời gian dài dẫn đến chức năng của 2 tạng tâm và tỳ hư suy, nguồn hoá sinh khí huyết không đầy đủ.
Trong cơ thể con người 2 tạng Tâm và Tỳ đóng vai trò chủ đại vào quá trình vận chuyển dinh dưỡng, huyết dịch. Nếu người mệt mỏi, ăn uống làm việc, lao động không điều độ dẫn đến tạng Tỳ không hoàn thành chức năng kiện vận của nó, tạng Tâm không phân bố điều hoà được huyết. Người thể tâm tỳ khí huyết lưỡng hư thường có biểu hiện ngủ khó vào giấc, ngủ hay mơ dễ tỉnh, hay hồi hộp trống ngực, hay quên, có thể kèm theo hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, đầy bụng, đại tiện lỏng,…Pháp điều trị: bổ tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.
Quy tỳ thang là phương thuốc hiệu quả vừa bổ tâm tỳ, vừa dưỡng huyết an thần.
3. Tiền đình – chóng mặt
Biểu hiện hoa mắt, mắt nhìn mờ, hoặc nhìn vật trước mắt tối sầm; chóng mặt, tự cảm thấy ngoại cảnh xung quanh chao đảo chuyển động, đứng không vững; Cả 2 triệu chứng này thường xuất hiện đồng thời, thường gặp trong bệnh lý rối loạn tiền đình, hội chứng meniere, say tàu xe,…
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phần lớn do tỳ hư, nguồn sinh hoá không đủ, khí huyết không đầy đủ, biểu hiện sắc mặt kém hồng hào tươi nhuận, người hay mệt, hơi thở ngắn, ngại nói chuyện, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch nhược vô lực.
Hoàng đế nội kinh đã từng nói “huyết hư sinh phong”, khí huyết hư nhược dẫn đến phong động mà biểu hiện chóng mặt, hoa mắt,… Điều trị chủ yếu kiện tỳ ích khí, bổ huyết. Bài Quy tỳ thang có thể ứng dụng điều trị hiệu quả tình trạng này.
4. Hội chứng suy nhược cơ thể
Thế nào là suy nhược cơ thể? Đây là tình trạng toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, cảm giác không được tập trung, không có tinh thần làm việc. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, kèm theo những dấu hiệu khác như: sút cân, ăn không ngon,
Suy nhược cơ thể là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nhưng thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 - 40 tuổi. Đây là giai đoạn mà họ phải lao động mệt mỏi để kiếm tiền, lo cho cuộc sống, là nguồn lao động chính của gia đình cũng như xã hội.
Theo y học cổ truyền, hội chứng suy nhược cơ thể thuộc về chứng hư (thiếu hụt) của cơ thể, tâm tỳ lưỡng hư là thể hay gặp nhất ở hội chứng này. Y học cổ truyền cho rằng khí là yếu tố chính trong hoạt động sống của cơ thể con người, khí thuộc dương và là nguồn năng lượng thúc đẩy con người trong mọi hoạt động. Huyết là vật chất cơ bản của hoạt động sống, huyết thiếu dẫn đến công năng của các tạng phủ đều kém đi vì thiếu nguồn nuôi dưỡng đầy đủ. Tạng tỳ là gốc của nguồn hoá sinh khí và huyết trong cơ thể. Tâm chủ huyết, chủ thần minh, tạng tâm rối loạn thì huyết trong cơ thể không được phân bố, tinh thần không thể tỉnh táo và minh mẫn được.
Chính vì vậy, Quy tỳ thang cũng được ứng dụng rất nhiều trong việc cải thiện hội chứng suy nhược cơ thể, cải thiện mệt mỏi, cơ thể trì trệ, nuôi dưỡng cơ thể hồi phục nhanh chóng.
5. Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, những nguyên nhân của nó vẫn chưa được chẩn đoán rõ ràng. Đau đầu do căng thẳng là những cơn đau âm ỉ, căng tức hoặc có áp lực xung quanh trán hoặc sau đầu và cổ của người bệnh. Một số người nói rằng nó giống như cảm giác có một chiếc kẹp đang bóp chặt hộp sọ của họ. Chúng còn được gọi là đau đầu do căng thẳng và là loại phổ biến nhất đối với người trưởng thành.
Đau đầu do căng thẳng có thể chia thành 2 loại :
- Đau đầu căng thẳng từng đợt xảy ra ít hơn 15 ngày trong mỗi tháng.
- Đau đầu căng thẳng mãn tính xảy ra nhiều hơn 15 ngày một tháng.
Những cơn đau đầu này có thể kéo dài từ 30 phút đến mấy ngày. Loại đau đầu do căng thẳng từng đợt thường bắt đầu từ từ, thường xảy ra vào giữa ngày. Trong khi những cơn đau mãn tính đến và biến mất trong một thời gian dài hơn. Cơn đau có thể trở nên mạnh hơn hoặc giảm dần trong ngày, nhưng nó hầu như luôn luôn tồn tại. Mặc dù đau, nhưng những cơn đau đầu do căng thẳng thường không ngăn cản chúng ta tham gia các hoạt động hàng ngày và chúng không ảnh hưởng đến thị lực, sự cân bằng hoặc sức mạnh của cơ thể bạn, tuy nhiên những cơn đau đầu này vẫn gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Theo quan điểm của đông y, khi các cơn đau đầu kéo dài dẫn đến khí huyết bị hao tổn, và các yếu tố từ bên ngoài càng dễ xâm nhập vào hệ thống kinh mạch khiến kinh mạch ứ trệ. Khi đó, kinh mạch ứ trệ vùng đầu lại gây ra đau đầu, giống như một vòng tuần hoàn bệnh lý.
Để điểu chỉnh được vòng tuần hoàn bệnh lý này thì việc bồi bổ khí huyết và thúc đẩy khí huyết vận hành là điều được ưu tiên hàng đầu, khi đó Quy tỳ thang một lần nữa được lựa chọn và phát huy công dụng của mình.
6. Hội chứng mãn kinh
Đây là khoảng thời gian trước và sau mãn kinh ở phụ nữ, đây là thời kỳ “nhâm mạch hư, xung mạch suy, thiên quý bắt đầu kiệt”. Thời kỳ này, buồng trứng và các hormon nội tiết trong cơ thể nữ giới đều bước vào giai đoạn suy giảm, biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt, ù tau, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, bứt rứt, phiền muộn… Biểu hiện này thường do tâm tỳ khí huyết hư nhược, thận âm hư dẫn đến âm hư không tiềm được dương, hư hoả bốc lên gây ra các triệu chứng như bốc hoả, bứt rứt, phiền muộn, khó ngủ,…Pháp điều trị là bổ dưỡng tâm tỳ, tư âm tiềm dương. Quy tỳ thang dùng trong các trường hợp này có thể đem lại hiệu quả cao.
Tóm lại, về bản chất, theo quan niệm của y học cổ truyền, Quy tỳ thang không dùng cố định cho một bệnh lý cụ thể nào. Đối với những người thể trạng bệnh lý thuộc chứng tâm tỳ lưỡng hư, khí huyết không đầy đủ thì đều có thể gia giảm để dùng.
Quy tỳ an thần hoàn P/H của Đông dược Phúc Hưng được bào chế theo bài thuốc cổ Quy tỳ thang, được gia giảm để phù hợp với thể trạng người Việt, dạng bào chế viên hoàn mềm tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên Quy tỳ an thần hoàn là thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tổng đài bác sĩ tư vấn 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165169 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67018 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46525 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36546 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30958 lượt xem )