Nghiên cứu lâm sàng ứng dụng bài thuốc Tam tý thang kết hợp các phương pháp không dùng thuốc trong điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tác giả Quách Mẫn
Khoa cơ xương khớp, bệnh viên Đông Tây Y kết hợp thành phố Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong các bệnh lý thường gặp và hay tái phát của khoa Cơ - Xương – Khớp tại các bệnh viện, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau lưng và chân. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tác giả thực hiện nghiên cứu lâm sàng trên 30 bệnh nhân tại khoa Cơ – xương – khớp của bệnh viện Đông tây y kết hợp thành phố Liễu Châu thu được kết quả khả quan, tổng kết lại theo báo cáo dưới đây:
I. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ bệnh nhân được lựa chọn tại khoa cơ -xương – khớp và khoa khám bệnh của bệnh viện trong thời gian từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 11 năm 2011.
Toàn bộ bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu đều thông qua các triệu chứng lâm sàng, triệu chứng thực thể, kết quả cận lâm sàng CT, MRI. Các bệnh nhân đều được kết luận có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đơn tầng và đa tầng, các mức độ thoát vị khác nhau.
60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm là nhóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu. Trong 30 case lâm sàng thuộc nhóm đối chiếu có 21 nam, 9 nữ; Độ tuổi từ 39 đến 72 tuổi (54,4± 7,8); Tiền sử bệnh từ 1-6 tháng; Phân loại theo vị trí bệnh: Thoát vị đốt sống L1-L2 (2 case), thoát vị đốt sống L2-L3 (3 case), thoát vị đốt sống L3-L4 (9 case), thoát vị đốt sống L4-L5 (11case), thoát vị đốt sống L5-S1 (5 case); Thoát vị ra sau bên trái (10 case), thoát vị ra sau bên phải (14 case), thoát vị 2 bên ra sau (4 case), thoát vị trung tâm (2 case).
Với nhóm đối chiếu, lựa chọn 30 case lâm sàng, trong đó nam 23, nữ 7; Độ tuổi trung bình từ 38 đến 72 (55,7±8,7); Tiền sử bệnh từ 1-5 tháng (2,8±0.7); Phân loại theo vị trí bệnh: thoát vị đĩa đệm đốt sống L1-L2 (1 case); thoát vị đĩa đệm đốt sống L2-L3 (4 case), thoát vị đĩa đệm L3-L4 (8 case), thoát vị điã đệm đốt sống L4-L5 (13 case), thoát vị đĩa đệm đốt sống L5-S1 (4 case); thoát vị ra sau bên trái (12 case), thoát vị ra sau bên phải (12 case), thoát vị 2 bên ra sau (5 case), thoát vị trung tâm (1 case).
Về số liệu thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu và đối chiều đều sấp xỉ tương đương nhau, sai số chênh lệch rất nhỏ.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y Tế Trung Quốc năm 1994, tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống lưng theo YHCT.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bằng kết quả cận lâm sàng CT, MRI và các triệu chứng như sau: đau thắt lưng kèm đau, tê bì 1 bên hoặc 2 bên chân; hội chứng chèn ép rễ, ví dụ như tăng cảm giác hoặc tê bì chi dưới, giảm phản xạ gân xương; giảm trương lực cơ gây yếu liệt các nhóm cơ, các nghiệm pháp tăng sức ép chi dưới đều dương tính.
2. Tiêu chí loại trừ
Các case lâm sàng có triệu chứng đau thắt lưng nhưng nguyên nhân do lao cột sống, u cột sống, dị tật bẩm sinh, trượt đốt sống,…đều không lựa chọn trong đề tài nghiên cứu này.
3. Phương pháp điều trị
3.1 Phương pháp điều trị cơ bản
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cấp cần hạn chế vận động tuyệt đối, nằm giường cứng, dưới thắt lưng kê một gối nhỏ. Trường hợp đau nhiều dùng thêm thuốc chống viêm không steroid.
3.2 Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Đầu tiên, cả 2 nhóm cùng được điều trị bằng các kĩ thuật xoa bóp, day ấn huyệt nhằm giãn cơ vùng thắt lưng, sau đó vận động cột sống thắt lưng, kéo giãn cột sống thắt lưng.
3.3 Luyện tập chức năng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cấp bắt đầu tập luyện sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mãn tính có thể bắt đầu tập luyện chức năng ngay. Bệnh nhân luyện tập đu xà ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút, cưn cứ vào tình hình cụ thể từng bệnh nhân có thể tăng giảm số lượng. Bệnh nhân thoát vị cấp sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm có thể đeo đai phù hợp và xuống giường vận động nhẹ nhàng.
3.4 Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền
Nhóm nghiên cứu ngoài việc điều trị bằng các phương pháp như trên kết hợp thêm sử dụng thuốc sắc Tam Tý Thang, phương thuốc cụ thể như sau: Hoàng kỳ 30g, tục đoạn 12g, độc hoạt 10g, tần cửu 10g, phòng phong 9g, tế tân 3g, xuyên khung 6g, đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 12g, quế chi 6g, phục linh 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 15g, đảng sâm 12g, cam thảo 6g. Tuỳ theo triệu chứng có thể gia giảm thêm cho phù hợp: thắt lưng đau nhiều gia thêm nhũ hương 10g, một dược 10g; lưng lạnh gia thêm dâm dương hoắc 12g, phụ tử chế 10g; bệnh nhân mất ngủ gia thêm toan táo nhân 18g, dạ giao đằng 20g. Mỗi ngày 1 thang, sắc còn 200ml nước thuốc, phân 2 lần uống/ngày, 30 ngày/ liệu trình.
"Tam tý thang" là phụ phương của “Độc hoạt tang ký sinh” - bài thuốc của Danh y Tôn Tư Mạo (581-682) đời nhà Đường
4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
Theo tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của Bộ Y Tế Trung Quốc năm 1994.
Hiệu quả rõ rệt: sau điều trị, bệnh nhân hết hẳn triệu chứng đau lưng, các triệu chứng khám thực thể không còn, lưng hoạt động linh hoạt, chân duỗi thẳng dơ cao 70° hoặc trên 70°, lao động, làm việc, sinh hoạt trở lại bình thường; Có hiệu quả: hết hẳn triệu chứng đau lưng, các triệu chứng khám thực thể không còn, chân duỗi thẳng dơ cao từ 50-70°, đi lại bình thường, sau quá trình hoạt động thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác mỏi vùng lưng, nghỉ ngơi thì hết; Không có hiệu quả: Sau điều trị, các triệu chứng cơ năng và thực thể đều không có cải thiện rõ rệt.
II. Kết quả
So sánh kết quả của 2 nhóm theo bảng dưới đây:
Nhóm | Số ca bệnh | Hiệu quả rõ rệt | Có hiệu quả | Không có hiệu quả | Phần trăm có hiệu quả (%) |
Nhóm đối chiếu | 30 | 6 | 12 | 12 | 60 |
Nhóm nghiên cứu | 30 | 10 | 15 | 5 | 83,3 |
III. Thảo luận
Trên lâm sàng hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bao gồm phẫu thuật và điều trị bảo tồn. Đa số người bệnh có thể thuyên giảm hoặc khỏi bệnh nhờ điều trị bảo tồn.
Y học hiện đại cho rằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là do rách vòng xơ đĩa đệm dẫn đến nhân đĩa đệm lồi ra, chèn ép và kích thích rễ thần kinh, tuần hoàn đến vùng có chèn ép rẽ thần kinh gặp trở ngại,…Thần kinh sản sinh các kích thích quá mạnh dẫn đến đau và hàng loạt các triệu chứng của hộ chứng chèn ép rễ khác.
Đông y cho rằng, bệnh lý thoát vị địa đệm cột sống lưng thuộc phạm vi chứng “yêu thống”, “chứng tý”. Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính là do khí huyết ứ trệ ở kinh lạc, huyết dịch không nuôi dưỡng được cân mạch, khí huyết vận hành không thông suốt. Gân cốt, cơ nhục thiếu sự nuôi dưỡng của khí huyết dẫn đến đau lưng, chân, tê bì, hạn chế vận động.
Điều trị chú trọng vào Bổ can thận, ôn kinh thông lạc, hoạt huyết chỉ thống. Bài thuốc cổ phương Tam Tý Thang có thành phần gồm hoàng kỳ, đảng sâm, phục linh, cam thảo – bổ trung ích khí, ôn kinh thông mạch; Thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung – bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết thông mạch; Độc hoạt, tế tân quy vào kinh Túc thiếu âm thận, ôn thông huyết mạch; Tần cửu, quế chi, phòng phong – sơ thông kinh lạc, thăng phát dương khí để trừ phong tà; Tục đoạn, ngưu tất, đỗ trọng – cường gân cốt mà cố can thận.
Các vị thuốc trong bài kết hợp với nhau phát huy tác dụng bổ ích can thận, ôn kinh thông lạc, hoạt huyết để giảm đau. Vừa có thể khu tà (đẩy các yếu tố gây bệnh ra ngoài), đồng thời phù chính (bổ công năng tạng phủ, khí huyết của cơ thể lên).
Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh được rằng, thành phần chính của Hoàng kỳ là polysacarit astragalus, có tác dụng điều tiết miễn dịch của cơ thể, cơ chế của polysacarit astragalus là thúc đẩy tái tạo thần kinh ngoại vi không thông qua kích thích trực tiếp lên hệ thần kinh mà tác động đến mạng lưới cytokin phức tạp để đạt hiệu quả điều tiết, nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Tần cửu có tác dụng giảm đau, kháng viêm; Xuyên khung có tác dụng thư giãn hệ thống cơ, phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do; Ngưu tất vừa có khả năng kháng viêm, giảm sưng, phù nề, đồng thời tác dụng giảm đau tương đối mạnh; Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa thúc đẩy tuần hoàn lưu thông xung quanh khu vực rễ thần kinh bị chèn ép, tổn thương, duy trì tính toàn vẹn chức năng của các sợi thần kinh.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tỉ lệ % có hiệu quả của ngóm nghiên cứu và nhóm đối chiếu lần lượt là 83,3% và 60%. Qua đó, ta thấy “Tam tý thang” phối hợp cùng các phương pháp điều trị không dùng thuốc tuy không khiến cho phần đĩa đệm thoát ra hồi phục lại ban đầu, nhưng có thể giải quyết rất tốt vấn đề co cơ, nhằm giảm đau cho bệnh nhân, đồng thời làm mạnh gân cốt, giảm áp lực cho đĩa đệm, từ đó giải quyết các vấn đề đề chèn ép rễ thần kinh. “Tam tý thang” kết hợp với phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp rút ngắn quá trình điều trị, thúc đẩy chức năng cột sống hồi phục nhanh hơn.
Thấp Khớp Hoàn P/H là thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương "Tam tý thang" trên dây truyền sản xuất đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới GMP –WHO. Thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, được phân phối rộng rãi tại hơn 20.000 hiệu thuốc trên toàn quốc.
Tổng đài bác sĩ tư vấn 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165112 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66971 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46284 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36513 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30758 lượt xem )