Lục Quân Tử Thang điều trị biếng ăn ở trẻ do “Tỳ hư khí trệ”
Tác giả Trương Quyên Quyên
Theo nghiên cứu tại bệnh viện trung y Dư Diêu, Hàng Châu – Chiết Giang – Trung Quốc
Trẻ biếng ăn là một bệnh lý nhi khoa thường gặp, biểu hiện là trẻ biếng ăn kéo dài hoặc bỏ ăn, thậm chí trẻ có rối loạn tiêu hoá mạn tính. Theo Đông y, nguyên nhân chính dẫn tới biếng ăn ở trẻ là do chức năng tiêu hoá tỳ vị của trẻ kém, tỳ khí hư dẫn tới chức năng vận hoá suy giảm. Lục Quân Tử Thang là bài thuốc cổ phương có tác dụng ích khí kiện tỳ, táo thấp hoá đàm, đạt hiệu quả cao trong điều trị các chứng biếng ăn ở trẻ, thúc đẩy tiêu hoá cho trẻ, tăng hấp thu và nâng cao sức để kháng ở trẻ. Dưới đây là kết quả nghiên cứu lâm sàng cụ thể tại bệnh viện Trung Y Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
I. Tư liệu lâm sàng
1. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng
52 case lâm sàng tại khoa nhi của bệnh viện trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013, các case được lựa chọn đều là trẻ biếng ăn, tiêu hoá kém. 52 trẻ này phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm 26 case.
Nhóm nghiên cứu gồm 26 trẻ, trong đó 14 nam, 12 nữ, độ tuổi từ 7 tháng đến 8 tuổi, độ tuổi bình quân (3,42 1,01) tuổi, thời gian biếng ăn từ 2 tháng đến năm, thời gian trung bình (10,34 3,52) tháng.
Nhóm đối chiếu gồm 26 trẻ, trong đó 15 nam, 11 nữ, độ tuổi trung bình từ 8 tháng đến 7 tuổi, độ tuổi bình quân (3,44 1,03) tuổi; thời gian biếng ăn từ 3 tháng đến 3 năm, thời gian trung bình (10,34 tháng. Tỉ lệ sai số về độ tuổi, thời gian bệnh là tương đối nhỏ.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học hiện đại: Trẻ biểu hiện biếng ăn trong thời gian dài, lượng thức ăn nạp vào ít (dưới ½ so với nhu cầu bình thường), cân nặng không tăng hoặc giảm, có thể kèm theo thói quen ăn uống không tốt, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học cổ truyền: Trẻ có biểu hiện triệu chứng không muốn ăn, ăn khó tiêu, đi ngoài thường phân không thành khuôn hoặc phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá, sắc mặt kém tươi nhuận, trẻ thường có thể trạng gầy, mệt mỏi, ít chơi đùa, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn chậm không có lực.
3. Tiêu chuẩn nghiên cứu
Trẻ có các triệu chứng,biểu hiện phù hợp với chẩn đoán y học hiện đại, y học cổ truyền nêu trên; cha mẹ hay người nuôi dưỡng trẻ đều tự nguyện tham gia nghiên cứu, đã đồng ý và ký tên.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều trị
Nhóm đối chiếu, cho trẻ điều trị bằng bổ sung men vi sinh probiotic và kẽm sunfat dạng lỏng. Trong đó, liều lượng men vi sinh probiotic cho trẻ dưới 1 tuổi là ½ gói/lần, 2lần/ngày; trẻ 1~5 tuổi 1 gói/lần, 2 lần/ngày; trẻ 5 tuổi trở lên 2gói/lần, 2lần/ngày. Kẽm sunfat dạng lỏng: trẻ dưới 1 tuổi 3ml/lần, 3lần/ngày; trẻ 1 tuổi trở lên 10ml/lần, 2 lần/ngày.
Nhóm nghiên cứu, cho trẻ dùng Lục Quân Tử Thang gia giảm với thành phần cụ thể như sau: Đảng sâm 9g, phục linh 9g, sao bạch truật 9g, cam thảo 3g, trần bì 6g, hoài sơn 12g, thần khúc 10g, sơn tra 10g, kê nội kim 6g, bán hạ 6g. Đơn thuốc sắc uống, ngày 1 thang, sắc còn 300ml chia 2 lần/ngày. Theo dõi điều trị liên tục trong vòng 1 tháng.
2. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá mức độ thèm ăn, và lượng thức ăn ăn vào của trẻ: phân tích dựa trên thang điểm, trong đó: 0 điểm là bình thường, 2 điểm là mức độ thèm ăn kém hơn, lượng thức ăn giảm ¼ so với lượng thức ăn bình thường, 4 điểm là mức độ thèm ăn rất kém, lượng thức ăn giảm 1/3 so với lượng thức ăn bình thường; 6 điểm là mức độ thèm ăn rất kém, trẻ cự tuyệt thức ăn hoặc lượng thức ăn giảm ½ so với bình thường. Ngoài ra, chúng tôi ghi chép theo dõi hàm lượng kẽm và nồng độ huyết sắc tố của 52 trẻ ở cả 2 nhóm.
III. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Tỉ lệ hiệu quả trên lâm sàng (%)
Nhóm |
Số ca |
Điều trị khỏi (Tỷ lệ %) |
Chuyển biến tốt (Tỷ lệ %) |
Không hiệu quả (Tỷ lệ %) |
Tỉ lệ % Điều trị có hiệu quả |
Đối chiếu |
26 |
11 (42,31) |
8 (30,77) |
7 (26,92) |
73,08 |
Nghiên cứu |
26 |
15 (57,69) |
10 (38,46) |
1 (3,85) |
96,15 |
Bảng 2. So sánh điểm số trung bình về mức độ thèm ăn và lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày
Nhóm |
Số ca |
Mức độ thèm ăn |
Lượng ăn trung bình |
||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
||
Đối chiếu |
26 |
4,27±1,31 |
2,08±0,79 |
3,91±1,16 |
1,61±0,82 |
Nghiên cứu |
26 |
4,21±1,03 |
1,22±0,43 |
3,89±1,13 |
0,77±0,38 |
Bảng 3: So sánh nồng độ kẽm và huyết sắc tố của 2 nhóm
Nhóm |
Số ca |
Nồng độ kẽm trong máu |
Huyết sắc tố (g/L) |
||
Trước điều trị |
Sau điều trị |
Trước điều trị |
Sau điều trị |
||
Đối chiếu |
26 |
58,01±7,71 |
64,76±9,78 |
112,96±3,38 |
115,83±3,52 |
Nghiên cứu |
26 |
57,26±7,69 |
74,89±12,52 |
113,33±3,42 |
116,22±3,56 |
IV. Thảo luận
Biếng ăn ở trẻ em là một chứng rối loạn ăn uống mãn tính, thường xảy ra ở trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Y học hiện đại cho rằng biếng ăn ở trẻ có liên quan đến việc thiếu kẽm, sắt và các nguyên tố vi lượng khác.
Theo y học cổ truyền, trẻ biếng ăn phần nhiều do ăn uống không hợp lý và nuôi dưỡng không đúng cách. Tỳ vị là gốc của hậu thiên (quá trình nuôi dưỡng sau khi trẻ sinh ra), vị trí của tỳ vị nằm ở trung tiêu (khu vực bụng trên rốn), tỳ vị điều hoà khí cơ thăng giáng trong cơ thể, tỳ là tạng thuộc âm, tỳ vận hoá các chất thanh (các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể), tỳ ưa táo ghét thấp; Vị là phủ thuộc dương, vị thu nạpthức ăn ăn vào và có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã ra ngoài, vị ưa nhuận ghét khô táo.
Tỳ và Vị kết hợp, cùng nhau vận hoá thức ăn, đem dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời bài tiết tống đẩy chất cặn bã dư thừa ra ngoài, thêm vào đó tỳ vị cũng đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh. Cơ thể trẻ nhỏ “thuần dương vô âm”, đây là thời kỳ mà các cơ quan trong cơ thể hoàn thiện chức năng và phát triển mạnh mẽ nhất, nhưng cũng chính vì các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện nên hoạt động còn non nớt, khí huyết chưa đầy đủ và chức năng của tỳ vị chưa được kiện toàn. Thời kỳ này, nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá, thêm vào đóyếu tố bên ngoài như môi trường, thực phẩm, chế độ chăm sóc, rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn tác động tới hệ tiêu hoá của trẻ dẫn tới trẻ biếng ăn, lượng ăn giảm sút và nhiều bệnh lý tiêu hoá khác.
Bài thuốc Lục Quân Tử Thang xuất xứ trong cuốnY Học Chính Truyền, bắt nguồn từ bài thuốc gốc Tứ Quân Tử Thang (sâm, linh, truật, thảo), theo nghiên cứu của y học hiện đại, bài thuốc Tứ Quân Tử Thang có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá ở dạ dày, điều hoà chức năng hoạt động đường tiêu hoá và tăng khả năng hấp thu của ruột non.
Trong bài thuốc cổ phương Lục Quân Tử Thang có đảng sâm bổ tỳ ích khí; bạch truật táo thấp kiện tỳ để trợ tỳ vận hoá thức ăn; phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình có tác dụng lợi thấp, hoà vị, kiện tỳ; Trần bì hành khí, mạnh trung tiêu; bán hạ táo thấp hoá đàm; cam thảo ích khí, điều hoà các vị thuốc, trợ giúp các vị thuốc khác đạt tác dụng kiện tỳ ích khí. Còn dưới góc nhìn của y học hiện đại thì phục linh và bạch truật thúc đẩy hoạt động của ruột, thúc đẩy bải tiết dịch tiêu hoá, hỗ trợ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột; Bán hạ có tác dụng cầm nôn, trung hoà acid dịch vị, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Theo kết quả nghiên cứu này, hoàn toàn có thể thấy rõ nhóm nghiên cứu sử dụng Lục Quân Tử Thang đem lại hiệu quả ưu thế hơn, từ đó chúng ta có thể tham khảo và áp dụng rộng rãi hơn bài thuốc cổ phương này trong điều trị biếng ăn ở trẻ, giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn, số lượng ăn tăng lên, nâng cao hàm lượng kẽm trong máu.
Ngoài ra tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể gia giảm thêm cho phù hợp.
Qua những nghiên cứu thực nghiệm hiện đại và hiệu quả lâm sàng đã được minh chứng qua hàng ngàn năm của bài thuốc cổ phương “Lục Quân Tử Thang”, Đông Dược Phúc Hưng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Siro Bổ Tỳ P/H với thành phần là các vị thuốc trong bài thuốc cổ Lục Quân Tử Thang (đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trần bì, bán hạ, cam thảo) gia thêm các vị thuốc như: Liên nhục vừa có tác dụng kiện tỳ, vừa có tác dụng sáp trường chỉ tả trong trường hợp trẻ đi ngoài phân không thành khuôn; Cát cánh tuyên khai phế khí, thông lợi thuỷ đạo, dẫn thuốc lên trên để ích phế khí và đạt tác dụng “bồi thổ sinh kim”; mạch nha vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thực trệ, kiện tỳ khai vị giúp trẻ ăn ngon miệng hơn; Long nhãn vị ngọt, quy kinh tâm và tỳ, có tác dụng bổ ích tâm tỳ, đồng thời dưỡng huyết an thần, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt; Sử quân tử vừa kiện tỳ vừa sát trùng, tẩy giun sán và các vi sinh vật có hại cho đường tiêu hoá của trẻ.
Ngoài kế thừa giá trị của bài thuốc cổ phương, Đông dược Phúc Hưng gia giảm phương thuốc để phù hợp nhất với thể trạng và điều kiện sống của trẻ em Việt Nam, giúp bé hay ăn chóng lớn, tiêu hoá tốt.
Thuốc Bổ tỳ P/H có dạng bào chế siro dễ dùng cho bé - tiện lợi cho mẹ. Sản phẩm này là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
>> Xem thêm thông tin về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/siro-bo-ty-ph.html
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165132 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66991 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46407 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36528 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30851 lượt xem )