Đông y chữa mất tiếng
Gửi lúc 14:07' 03/04/2013
Mất tiếng và khản tiếng y học cổ truyền gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát mạnh mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm” còn kéo dài lâu ngày “mạn tính” gọi là “cửu âm” hay “thanh á” hay “thất âm”.
Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; trường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn mà gây nên bệnh.
Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh.
Trên lâm sàng, Đông y chia làm 4 thể bệnh:
Thể phong hàn:triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, ho không ra tiếng, lạnh run phát sốt.
Đối với trường hợp mất tiếng do “phong hàn” dùng gừng già 10g, củ cải 100g. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, có tác dụng tốt.
Thể phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.
Bạng đại hải 3 trái, hãm nước sôi uống trong ngày; liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do “phong nhiệt”, kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Thể phế nhiệt: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khan không đờm.
Dùng giá đỗ xanh 300g - 500g rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống.
Thể phế thận âm hư:triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.
Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (thảo nướng) 5g; thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; chia 2 lần uống trong ngày vào sáng sớm và chiều tối. Dùng chữa mất tiếng do phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản.
Lương y Hoài Vũ
Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; trường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn mà gây nên bệnh.
Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh.
Trên lâm sàng, Đông y chia làm 4 thể bệnh:
Thể phong hàn:triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, ho không ra tiếng, lạnh run phát sốt.
Đối với trường hợp mất tiếng do “phong hàn” dùng gừng già 10g, củ cải 100g. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, có tác dụng tốt.
Thể phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.
Bạng đại hải 3 trái, hãm nước sôi uống trong ngày; liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do “phong nhiệt”, kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Thể phế nhiệt: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khan không đờm.
Dùng giá đỗ xanh 300g - 500g rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống.
Thể phế thận âm hư:triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.
Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (thảo nướng) 5g; thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; chia 2 lần uống trong ngày vào sáng sớm và chiều tối. Dùng chữa mất tiếng do phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản.
Lương y Hoài Vũ
Xem nhiều nhất
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 164983 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66858 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 45585 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36425 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30290 lượt xem )
Tin tiêu điểm