Viêm đại tràng - cần điều trị ngay khi phát hiện

Gửi lúc 14:32' 07/10/2015

Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng. Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra như: do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ…

 

 

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh, không phải ai cũng biết mình đang bị viêm đại tràng, hoặc biết có bệnh mà không chữa dứt điểm, đến lúc bệnh trở thành mạn tính thì đã muộn.

Dễ thành bệnh mạn tính

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, có chức năng hấp thu nước, muối khoáng phân hủy bã thức ăn thành phân và co bóp bài tiết phân qua trực tràng. Do phải tiếp xúc với những chất cặn bã nên đại tràng rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc và là căn nguyên chính gây nên bệnh viêm đại tràng.

Người bị viêm đại tràng thường có cảm giác mệt mỏi, bụng chướng, đầy hơi, khó tiêu,ăn ngủ kém… Do ở giai đoạn đầu biểu hiện của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm với bệnh khác nên thường chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính người bệnh mới biết. Lúc này, tình trạng bệnh đã nặng, làm người bệnh thường xuyên bị đau bụng đi ngoài khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh… Cơ thể gầy yếu, xanh xao do phải kiêng khem dẫn tới thiếu chất, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn và suy giảm đi rất nhiều.

 

 

Trong cuốn Bách khoa thư bệnh học 2008 ghi nhận tỷ lệ số bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính gặp biến chứng như sau: 2-6% đại tràng cấp tính, 2,8% thủng đại tràng, 1-5% chảy máu nặng và nhiều trường hợp ung thư đại tràng.

Điều trị càng sớm càng tốt

Khi thấy có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi phân lúc lỏng, lúc táo, đầy bụng, đau âm ỉ bụng dưới hoặc đau dọc khung đại tràng, đau tăng khi ăn và trước khi đại tiện, dễ dị ứng với đồ ăn…, người bệnh cần đi khám phát hiện bệnh để có phương án điều trị sớm.

Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc cầm tiêu chảy vì dùng thuốc không đúng cách dễ dẫn tới nhiều hệ lụy, đơn cử như: nếu uống chưa đủ liều sẽ không đạt hiệu quả điều trị, bệnh dai dẳng dễ tái phát và thành mạn tính, uống quá nhiều lại dễ bị ngộ độc thuốc hoặc gặp nhiều tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, các thuốc trên chủ yếu điều trị triệu chứng, các tổn thương trên lớp niêm mạc đại tràng lại cần thời gian để phục hồi nên dễ bị tái phát.

Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn và co bóp nên lớp niêm mạc đang bị viêm trở nên rất dễ kích ứng khiến bệnh dễ tái phát trở lại, lâu dần bệnh sẽ chuyên sang giai đoạn mạn tính.

 

Ngoài ra, người bệnh sử dụng thuốc Đông y Đại tràng hoàn P/H. Thuốc được điều chế dựa trên 2 bài thuốc cổ phương “Hương sa lục quân tử” và “Sâm linh bạch truật”, từ các loại thảo dược tự nhiên như Mộc hương, Bạch truật, Hoàng liên, Đảng sâm... không chỉ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, điều trị tiêu chảy, làm hết đau, tiêu viêm, chướng bụng… Từ đó, khôi phục công năng tỳ vị, bảo vệ niêm mạc ruột, giúp phục hồi chức năng tạng phủ, điều hòa toàn thân và tăng sức đề kháng, bệnh được điều trị dứt điểm, không tái phát.