Nhận biết đau đại tràng, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Gửi lúc 11:02' 16/07/2016

Ở Việt Nam, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết mình đang bị viêm đại tràng. Các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng... làm cho người bệnh nghĩ rằng mình chỉ đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày.

 

Nếu không biết cách nhận biết hoặc được khám bệnh cụ thể mà chỉ chẩn đoán mơ hồ sẽ dẫn đến chọn sai phương pháp chữa trị cũng như sử dụng sai thuốc dễ gây nguy hiểm.

Phân biệt đau đại tràng, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Trước hết, cần biết rằng đau dạ dày hay còn gọi là đau thượng vị (đường tiêu hóa trên), còn đau đại tràng là đau hạ vị (đường tiêu hóa dưới) vì thế triệu chứng bệnh của chúng sẽ có những điểm giống và khác nhau.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, gây rối loạn chức năng đại tràng. Người viêm đại tràng thường xuất hiện nhiều triệu chứng như đau vùng bụng dưới rốn, thường đau sau khi ăn nhất là sau khi ăn một số thức ăn lạ, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống lạnh…

Người bệnh viêm đại tràng cũng thường xuyên gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa (biểu hiện bằng việc đi lỏng, táo bón, hoặc đi ngoài sống phân). Đặc biệt khi bị căng thẳng các triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Trong khi đó, người bị đau dạ dày thường bị đau vùng trên rốn, ngay dưới mũi ức. Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn bị khó tiêu và sinh ra hơi dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, thường xuyên buồn nôn. Tuy nhiên, những người bị nặng có thể dẫn đến chảy máu tiêu hóa với các triệu chứng nôn máu đỏ tươi, hoặc đi ngoài ra phân có lẫn máu màu đen.

Như vậy viêm đại tràng và đau dạ dày có những triệu chứng khá giống nhau. Ngoài ra, còn một hội chứng thường xuyên bị nhầm lẫn với viêm đại tràng, đó là dối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến đau bụng và rối loạn đại tiện. Rối loạn tiêu hóa thường bị sau khi ăn phải thức ăn ôi thiu hay sống lạnh, người bệnh sẽ bị đau quặn vùng bụng dưới, rồi đi ngoài phân thường lỏng, sau khi đi xong thấy cơ thể trở lại bình thường, nếu nặng hơn có thể đau bụng và đi ngoài liên tục vài lần trong ngày cho đến khi hết độc tố trong thức ăn.

Việc nhận biết và phân biệt được đâu là rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và đau đại tràng là hết sức quan trọng, bởi có nhiều trường hợp do nhầm lẫn các triệu chứng nên dẫn tới chủ quan, khiến cho tình trạng bệnh viêm đại tràng – đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính phát triển và tăng nặng hơn. Viêm đại tràng mạn tính nếu không được điều trị có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cũng như biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Điều trị hiệu quả viêm đại tràng mạn tính

 

Việc điều trị viêm đại tràng mạn tính với y học hiện đại, nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì và toàn diện, bao gồm thiết lập chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt phù hợp; tùy theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc điều trị cho hợp lý để loại trừ nguyên nhân gây bệnh, giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn.

Với y học cổ truyền, viêm đại tràng mạn tính là một trong những loại bệnh được giải quyết khá tốt, dựa vào kinh nghiệm lâu đời và những thảo dược quý hiếm.

 Đông y có 2 bài thuốc cổ phương nổi tiếng là “Hương sa lục quân tử” và bài “Sâm linh bạch truật tán”, đã được nghiên cứu, ứng dụng và đưa ra thị trường trong nhiều năm nay với tác dụng làm hết đau, tiêu viêm, hết chướng bụng, đầy hơi đối với các đợt viêm đại tràng cấp tính, ngoài ra còn tập trung vào toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa, gồm tỳ vị, can đởm đến tiểu trường, đại tràng. Từ đó, khôi phục công năng tỳ vị, bảo vệ niêm mạc ruột, giúp tiêu viêm, nâng cao chính khí, phục hồi chức năng tạng phủ, điều hòa toàn thân và tăng sức đề kháng.