Đau đầu hằng ngày mạn tính là gì?

Gửi lúc 10:54' 27/04/2013

Hầu như ai cũng có thể bị đau đầu vào lúc này hay lúc khác. Nhưng ước tính có 4 – 5% số người lớn bị đau đầu gần như hằng ngày. Nếu các cơn đau đầu xảy ra trên 15 ngày mỗi tháng, nó được gọi là đau đầu hằng ngày mạn tính.


Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng tuỳ thuộc vào dạng đau đầu, ví dụ:

- Đau đầu hằng ngày mạn tính trong đau nừa đầu migrain: Cơn đau nửa đầu xảy ra ngày càng thường xuyên và cuối cùng có thể diễn ra suốt ngày. Đau dai dẳng ở rmột hoặc cả hai bên đầu, kèm theo đau ở vùng cổ và mặt. Những triệu chứng hay gặp của đau nửa đầu như buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng động thường giảm đi, nhưng đôi khi bệnh nhân vẫn có cơn đau nửa đầu.

- Đau đầu mạn tính dạng căng thẳng: Đau ở cả hai bên đầu và sau gáy, cảm giác đau âm ỉ hoặc như có một dải băng thắt chặt quanh đầu. Cơn đau có thể thay đổi trong ngày hoặc giữ nguyên trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí hằng năm.

- Cơn đau đầu dai dẳng hằng ngày mới xuất hiện: Cơn đau dai dẳng hằng ngày xuất hiện đột ngột ở người không có tiền sử đau đầu. Đôi khi cơn đau khởi phát sau một nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc stress, nhưng thường không có nguyên nhân. Đau có thể được mô tả là như dao đâm, âm  ỉ, nhức nhối hoặc như bị bóp mạnh. Một số trường hợp cơn đau hết sau vài tháng. Một số khác cơn đau có thể kéo dài hàng chục năm.

- Đau nửa đầu trường diễn là một dạng đau đầu hằng ngày mạn tính. Đau xảy ra ở một bên đầu và khác nhau trong cường độ mà không bao giờ hết hoàn toàn. Cơn đau dữ dội có thể kèm theo chảy nước mắt hoặc đỏ mắt ở bên bị bệnh, sưng hoặc sụp mi, hắt hơi, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân còn chưa được hiểu rõ. Những yếu tố có thể góp phần gây đau đầu mạn tính tiên phát bao gồm: lạm dụng thuốc, kích thích hệ thần kinh trung ương do stress, nhiễm trùng hoặc chấn thương, cơ địa di truyền tăng nhạy cảm với đau, chấn thương hoặc kích thích gây đau ở tuỷ sống trên. Nguyên nhân của đau đầu mạn tính thứ phát bao gồm các bệnh như viêm mạch, khối u, nhiễm trùng hoặc rối loạn giấc ngủ.

 


Xét nghiệm và chẩn đoán

Hỏi về mức độ, tính chất và diễn biến của cơn đau, các thuốc và liều mà bệnh nhân đang sử dụng

Khám phát hiện các dấu hiệu của bệnh, nhiễm trùng hoặc các vấn đề về thần kinh. Có thể cần xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán nguyên nhân.

Điều trị


Điều trị phòng ngừa trước khi cơn đau xảy ra, những thuốc thường dùng là thuốc chống trầm cảm, chất chẹn beta, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm phi steroid và một số loại thuốc khác.

Các biện pháp điều trị khác như châm cứu, bấm huyệt, thôi miên, thiền, xoa bóp, thuốc thảo dược, bổ sung vitamin và muối khoáng v.v…

Phòng bệnh

Tránh các tác nhân gây cơn đau.

Ngủ đủ.

Không bỏ bữa ăn

Thường xuyên tập luyện.

Giảm stress

Thư giãn

Bỏ thuốc lá.
 

St